Từ sau năm 2030, TPHCM sẽ có các khu đô thị, gồm khu vực đô thị trung tâm, đô thị Thủ Đức, đô thị Củ Chi- Hóc Môn, đô thị Bình Chánh, đô thị quận 7- Nhà Bè, đô thị Cần Giờ (đô thị sinh thái biển).
Sở xây dựng TPHCM vừa có văn bản gửi UBND TPHCM báo cáo các nội dung cần xin ý kiến Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM phục vụ công tác lập Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Theo Sở Xây dựng TPHCM, quy hoạch TP. Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được duyệt xác định sau năm 2030, TP. Hồ Chí Minh bắt đầu xây dựng các đô thị theo mô hình thành phố đa trung tâm.
Cụ thể, TPHCM sẽ có các khu đô thị , gồm khu vực đô thị trung tâm, đô thị Thủ Đức, đô thị Củ Chi-Hóc Môn, đô thị Bình Chánh, đô thị quận 7-Nhà Bè, đô thị Cần Giờ (đô thị sinh thái biển).
Ranh giới của các đô thị được xác định theo quyết định thành lập đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đến năm 2050, hoàn thành việc xây dựng TPHCM theo mô hình thành phố đa trung tâm.
Để xây dựng các đô thị theo mô hình thành phố đa trung tâm từ sau năm 2030, phương án phân vùng không gian trong đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, Sở Xây dựng đề xuất 6 phân vùng.
Cụ thể, phân vùng đô thị trung tâm có ranh giới phía Bắc và phía Tây là đường Vành đai 2, phía Nam là kênh Đôi - kênh Tẻ, phía Đông là sông Sài Gòn với gồm các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp, Bình Tân và một phần quận 12.
Phân vùng đô thị phía Đông theo ranh giới TP. Thủ Đức. Phân vùng đô thị phía Bắc-Tây Bắc - đô thị Củ Chi Hóc Môn có ranh giới phía Bắc giáp Tây Ninh, phía Tây giáp tỉnh Long An, phía Nam là ranh hành chính huyện Hóc Môn và huyện Bình Chánh với đường Vành đai 2 gồm huyện Củ Chi, Hóc Môn và một phần quận 12.
Phân vùng đô thị phía Tây - đô thị Bình Chánh có ranh giới phía Bắc giáp ranh hành chính giữa huyện Hóc Môn và huyện Bình Chánh, ranh giới phía Nam giáp ranh tỉnh Long An, phía Đông giáp đường Vành đai 2 và sông Cần Giuộc, phía Tây và phía Nam tỉnh Long An với phần lớn huyện Bình Chánh;
Phân vùng đô thị phía Nam - đô thị quận 7-Nhà Bè có ranh giới phía Bắc giáp kênh Đôi - kênh Tẻ, ranh giới phía Nam giáp huyện Cần Giờ, phía Đông giáp sông Đồng Nai, phía Tây giáp sông Cần Giuộc gồm quận 7 và huyện Nhà Bè.
Phân vùng Cần Giờ có ranh giới toàn bộ huyện Cần Giờ là các vùng có thể phát triển đô thị như Bình Khánh, Cần Thạnh, các cụm đô thị dọc hành lang sông Soài Rạp, khu đô thị biển... và khu vực rừng bao gồm vùng lõi, vùng đệm.
Trong quyết định phê duyệt Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành, TPHCM tiếp tục là đô thị đặc biệt, bao gồm 1 khu vực đô thị trung tâm và 6 đô thị trực thuộc. Cụ thể, TP. Thủ Đức là đô thị loại 1 và 5 đô thị vệ tinh cơ bản đạt tiêu chuẩn để nâng cấp lên thành phố là Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ.
Sau năm 2030, bắt đầu xây dựng các đô thị theo mô hình thành phố đa trung tâm, gồm đô thị trung tâm và các đô thị , Củ Chi - Hóc Môn, Bình Chánh, quận 7 - Nhà Bè và đô thị sinh thái biển Cần Giờ. Ranh giới chính thức của các đô thị được xác định theo quyết định thành lập đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đến năm 2050, hoàn thành việc xây dựng Tp Hồ Chí Minh heo mô hình thành phố đa trung tâm.
Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021 - 2030 sẽ tập trung sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã dựa trên các tiêu chí về diện tích và dân số. TPHCM sẽ phát triển đô thị và nông thôn theo định hướng “làng trong phố, phố trong làng”, kết hợp giữa bảo tồn các giá trị vốn có và phát triển bền vững.
5 năm tới, TPHCM là đô thị đặc biệt bao gồm một khu vực đô thị trung tâm và 6 đô thị trực thuộc là TP Thủ Đức (đô thị loại I) và 5 đô thị vệ tinh đạt tiêu chuẩn để nâng cấp lên thành phố gồm Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ.
Sau năm 2030, TPHCM bắt đầu xây dựng các đô thị theo mô hình thành phố đa trung tâm, gồm khu vực đô thị trung tâm, đô thị Thủ Đức, đô thị Củ Chi - Hóc Môn, đô thị Bình Chánh, đô thị quận 7 - Nhà Bè và đô thị sinh thái biển Cần Giờ.
Trong đó, huyện Củ Chi là khu vực đô thị hóa ở phía Bắc của TPHCM với định hướng là trung tâm công nghiệp, khu công nghệ cao, phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với nông nghiệp sinh thái, hữu cơ. Đây còn là khu đô thị sinh thái, thương mại, dịch vụ, du lịch, vui chơi giải trí, đào tạo, chăm sóc sức khỏe; bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa, cách mạng, khu viện trường...
Huyện Hóc Môn là khu vực đô thị hóa phía Bắc của khu vực đô thị trung tâm với định hướng phát triển khu đô thị đại học quốc tế, thương mại dịch vụ, đào tạo chuyên nghiệp, công nghiệp công nghệ cao, logistic, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ và ứng dụng công nghệ cao...
Huyện Bình Chánh là khu vực đô thị hóa phía Tây của khu vực đô thị trung tâm với định hướng là trung tâm công nghiệp, trung tâm y tế và chăm sóc sức khỏe, trung tâm y sinh hóa dược, giáo dục đào tạo, thương mại và dịch vụ, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ và ứng dụng công nghệ cao...
Huyện Nhà Bè là khu vực đô thị hóa phía Nam của khu vực đô thị trung tâm với định hướng phát triển cảng biển và đô thị cảng, logistics, khu công nghệ thông tin tập trung, trung tâm hội chợ, triển lãm, văn hóa, giải trí, thương mại, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, khu đại học tập trung, khu y tế kỹ thuật cao, du lịch sinh thái...
Huyện Cần Giờ là khu vực đô thị hóa phía Nam của TPHCM với các định hướng phát triển quan trọng, như xây dựng Cần Giờ trở thành trung tâm phát triển kinh tế biển trên cơ sở xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ phục vụ cho khu vực Đông Nam Á, vùng Đông Nam Bộ, vùng TPHCM và cả nước; khai thác, phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới ngoài khơi.
Đây còn là khu vực bảo vệ, phát triển khu dự trữ sinh quyển thế giới, rừng ngập mặn Cần Giờ; xây dựng Cần Giờ trở thành khu vực trọng điểm du lịch sinh thái của vùng Đông Nam Bộ và vùng TPHCM. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, đủ điều kiện trở thành đô thị sinh thái, thông minh, thích ứng với biến đối khí hậu điển hình của vùng Đông Nam Bộ, vùng TPHCM.
Dự án nhà phố Gamuda Land giá chỉ từ 10 tỷ/căn : TẠI ĐÂY